Năm 2020, đại dịch Corona bùng phát trên toàn thế giới đã tác động mạnh mẽ đến toàn bộ nền kinh tế thế giới. Trong lĩnh vực FnB, hàng loạt các nhà hàng, quán ăn khắp nơi trên thế giới phải đóng cửa hoặc đang “thoi thóp” vì chỉ có thể hoạt động cầm chừng, doanh thu sụt giảm nặng nề. Sau đại dịch, để các hoạt động kinh doanh “phục hồi” và trở về đúng quỹ đạo, các chủ nhà hàng phải học thêm nhiều kỹ năng vận hành, quản lý nhà hàng, có quyết tâm và đưa ra được những chiến lược kinh doanh mới.
Kỹ năng quản lý nhà hàng trong biến cố toàn cầu
Có thể nói, năm 2020 là năm khủng hoảng kinh tế thế giới nghiêm trọng, mọi giao thương đều bị trì trệ hoặc ngừng hoạt động. Cụ thể, đại dịch Covid 19 bùng phát khiến cho ngành nhà hàng – khách sạn – du lịch rơi vào bế tắc lớn: có cung nhưng không có cầu.
Do đó người kinh doanh đã phải cắt giảm – quản lý nhân sự, cân đối các bộ phận như nhà bếp, nhân viên gọi món, thu ngân, bảo vệ,… Bên cạnh đó, chủ nhà hàng còn phải tìm cách duy trì hoạt động kinh doanh: đàm phán giảm giá mặt bằng hoặc đổi mặt bằng, chuyển đổi hình thức kinh doanh món ăn tại cửa hàng sang online…
Hơn nữa, kỹ năng quản lý tài chính cũng rất cần thiết cho các nhà hàng quán ăn trong và sau mùa dịch. Những người chủ nhà hàng hoặc quản lý hệ thống nhà hàng sẽ phải làm các báo cáo thu chi, kế hoạch doanh thu, lợi nhuận sau thuế… Thậm chí, họ cũng phải luôn kiểm soát – ổn định chất lượng dịch vụ của nhà hàng ngay trong biến cố.
Quản lý nhà hàng thế nào sau mùa dịch Covid?
7 kỹ năng quản lý nhà hàng tốt nhất sau mùa dịch Covid
Thực tế hiện nay, người quản lý nhà hàng có thể là người nhân viên được chủ thuê để quản lý nhà hàng hoặc là người chủ trực tiếp quản lý nhà hàng. Thông thường, những nhà hàng quán ăn có quy mô nhỏ thì người chủ sẽ trực tiếp quản lý, điều phối nhà hàng. Còn với những nhà hàng lớn hoặc hệ thống nhà hàng sẽ cụ thể hóa quy trình vận hành – phục vụ; đào tạo và sử dụng nhân viên quản lý nhà hàng.
Tuy nhiên, dù với hình thức nào thì người quản lý phải có kỹ năng và kinh nghiệm quản lý thiết thực để vận hành nhà hàng hiệu quả.
Kỹ năng lãnh đạo:
Quyết đoán thực hiện các mục tiêu đề ra, giải quyết các vấn đề phát sinh, tạo động lực cho đội ngũ nhân viên. Hơn nữa, người lãnh đạo còn là người dẫn dắt, điều phối, truyền cảm hứng làm việc cho cả tập thể.
Kỹ năng truyền thông:
Kỹ năng truyền thông tốt sẽ giúp bạn dễ dàng truyền tải mọi thông điệp, triết lý kinh doanh đến mọi người. Hơn nữa, người quản lý nhà hàng không chỉ cần phải giao tiếp tốt với toàn bộ nhân sự mà còn phải có tầm nhìn xa, biết lắng nghe, đồng cảm, uy tín với những người cộng sự của mình.
Mặt khác, người quản lý còn phải xây dựng chiến lược marketing, các chương trình khuyến mãi, nhận diện thương hiệu, quảng cáo đa kênh… để thu hút khách hàng nhiều hơn.
Giải quyết vấn đề và quản lý xung đột
Đây là kỹ năng quan trọng trong việc vận hành, quản lý nhà hàng. Bởi vì các cuộc xung đột, tranh chấp, cãi vã trong nội bộ nhân sự hoặc giữa nhân viên với khách hàng sẽ làm ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng phục vụ. Để giải quyết các vấn đề này, bạn cần phải xây dựng tinh thần đồng đội để giảm thiểu mâu thuẫn nội bộ, cũng như giải quyết được các tình huống bất ngờ.
Luôn có thái độ tích cực
Quản lý nhà hàng là hình mẫu về tác phong và tinh thần làm việc. Do đó, nếu bạn muốn học cách quản lý thành công thì bạn phải là người luôn có thái độ làm việc tích cực để truyền cảm hứng, giúp cho nhân viên vui vẻ, làm việc hiệu quả hơn.
Chú ý đến từng chi tiết
Người quản lý nhà hàng phải theo dõi, nắm bắt rõ mọi chi tiết của nhà hàng: ngân sách, lịch trình setup nhà hàng, đội ngũ nhân viên, tác phong và quy trình phục vụ… Ngoài ra, họ cần phải kiểm soát được thời gian làm việc của tất cả các bộ phận, quản lý hàng tồn kho, nhập hàng mới… Từ đó, chủ động tìm kiếm, sử dụng các công cụ, thiết bị hỗ trợ để tăng hiệu quả kinh doanh cho nhà hàng.
Ví dụ:
Người quản lý nhà hàng nắm rõ quy trình chế biến món ăn thường phải sử dụng 3 – 4 người. Để kinh doanh hiệu quả hơn, người quản lý chủ động tìm mua và sử dụng máy chiên xào tự động để giảm số lượng nhân sự cần sử dụng trong khâu chế biến món ăn.
Người quản lý nhà hàng nhận thấy khâu tạp vụ – rửa chén bát cần 4 người và tốn 1 giờ để hoàn thành. Để kinh doanh hiệu quả hơn, người quản lý chủ động tìm mua máy rửa chén bát cho nhà hàng để tiết kiệm thời gian, nhân công hơn.
Linh hoạt trong mọi vấn đề
Kinh doanh nhà hàng sau mùa dịch Covid chắc chắn sẽ đối mặt với nhiều thách thức. Công việc của quản lý là cần đề ra chiến lược kinh doanh phù hợp và linh hoạt. Quản lý nhân viên, hàng hóa, marketing nhà hàng,… các công việc này đòi hỏi bạn phải có phương pháp và luôn học quản lý theo các xu hướng mới nhất.
Ví dụ như khi dịch Covid xảy ra, giới kinh doanh có trend “không khách hàng nào bị bỏ lại”, chuyển hướng hoặc kết hợp kinh doanh nhà hàng online. Quản lý giỏi là người nắm bắt nhanh xu hướng này và triển khai một cách thành công.
Đào tạo nhân viên nhà hàng
Người quản lý phải chủ động tổ chức các buổi học bổ trợ các kỹ năng cho nhân viên các bộ phận. Hãy để cho nhân viên chia sẻ về các công việc họ yêu thích và những khó khăn họ gặp phải. Từ đó người quản lý có cái nhìn tổng thể và sẽ biết điều chỉnh sao cho phù hợp. Việc đào tạo nhân viên cũng nên nằm trong danh sách ưu tiên trong các công việc của quản lý.
Lưu ý, ngay từ khi tuyển dụng, bạn nên chọn những nhân viên có kinh nghiệm. Những người đã từng hoạt động trong ngành dịch vụ nhà hàng sẽ là tiêu chí đảm bảo bạn có được đội ngũ nhân viên chất lượng. Do vậy, năng suất và hiệu quả làm việc luôn được đảm bảo.
Như vậy, bài viết đã chia sẻ cùng bạn những kỹ năng quản lý nhà hàng tốt nhất sau mùa dịch Covid. Bạn muốn vực dậy hoạt động kinh doanh của mình thì cần học quản lý với các xu hướng mới nhất. Công việc của quản lý luôn áp lực và đòi hỏi bạn phải tỉnh táo, sáng suốt. Người quản lý giỏi là người dám đương đầu và vượt qua những thử thách khắc nghiệt như sau dịch Covid. Chúc bạn thành công!