Cháo canh là tên một món ăn đặc sản Nghệ An. Điều thú vị là món ăn này không phải là sự kết hợp giữa cháo, canh súp và bánh. Một trong những lý giải về tên “Cháo canh” là vì đây là món bánh canh có nước dùng đặc sệt như cháo.
Nguyên liệu chính để làm món ăn này là những sợi bánh canh làm từ bột mì, tương tự như loại bánh canh khô (mì khô) ở Huế. Thông thường, hình dạng sợi bánh canh nấu cháo canh sẽ tròn, dày, bản to hơn sợi bún. Để làm sợi cháo canh thì người dân Nghệ An dùng bột mì nhào với nước rồi được cán mỏng, cắt sợi. Sợi bánh canh bột mì tươi, hay còn gọi là cháo canh tươi, dùng để nấu ngay hoặc cũng có thể đem đi phơi nắng, thành sợi bánh canh khô để bảo quản được lâu hơn.
Ngày nay, cháo canh không chỉ là một món ăn bình dân địa phương mà đã trở thành món đặc sản, nổi tiếng khắp cả nước. Sợi bánh canh bột mì mập mạp, trắng muốt, ẩn hiện mờ ảo trong tô nước dùng sền sệt, ngọt thanh, thơm lừng. Tô cháo canh bình dân mà hấp dẫn lạ kì khi được điểm xuyết vài miếng quẩy chiên, xắt nhỏ, kết hợp với cọng sườn, ít tôm xào chín, giò heo…Rắc thêm một ít lát hành phi vàng rộm, vài khúc hành lá tươi, ngò rí… Vị thơm ngon đậm đà, độc đáo của nước dùng khéo kết hợp với những sợi mì khô (bánh canh bột mì) dai dai, bùi bùi đã làm xao xuyến biết bao thế hệ con người xứ Nghệ.
Đáng nói là để làm ra được những mẻ bánh canh mềm, dai ngon này thì người làm bánh phải rất kiên nhẫn, khéo léo. Các công đoạn trộn bột, nhào bột mì cho mịn, cán mỏng, cắt sợi hoàn toàn bằng thủ công, tốn nhiều thời gian, công sức mà năng suất chưa cao. Do đó, lượng thành phẩm bánh canh bột mì cung cấp cho thị trường vẫn còn nhiều hạn chế.
Cải tiến quy trình làm bánh canh bột mì để phát triển kinh tế hiệu quả
Nhiều năm qua, không ít hộ sản xuất, kinh doanh bánh canh bột mì, sợi cháo canh tươi, sợi cháo canh khô (bánh canh khô) Nghệ An còn gặp nhiều khó khăn là vì khâu sản xuất thủ công chưa tạo được năng suất cao. Hơn nữa, các cơ sở sản xuất phải sử dụng nhiều nhân công lao động, khiến cho chi phí sản xuất cao, lợi nhuận ít. Hơn nữa, năng suất sản xuất thấp không đủ cung ứng cho thị trường cũng là một trong những lí do kiềm hãm sự phát triển của các doanh nghiệp sản xuất mặt hàng này. Đó là còn chưa nói đến tình trạng các lò sản xuất thủ công gặp nhiều khó khăn trong khâu kiểm định chất lượng an toàn thực phẩm. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến việc đăng ký bảo hộ Thương hiệu, đóng gói bao bì có nhãn mác… rất vất vả và thường bị trì trệ.
Do đó, các cơ sở sản xuất bánh canh khô, mì khô đã và đang chủ động đầu tư máy móc để tăng năng suất và chất lượng sản phẩm. Điều thú vị là với máy làm mì công nghiệp Irato, các cơ sở sản xuất có thể chế biến được nhiều loại sản phẩm chất lượng cao: bánh canh bột mì tươi, bánh canh khô Huế, mì khô, mì tươi, mì trứng, mỳ vằn thắn, da hoành thánh, mì gạo… mà không cần sử dụng nhiều nhân công, ít tốn công sức, tiết kiệm thời gian, giảm thiểu các chi phí phát sinh.
Hơn nữa, chiếc máy này rất đa năng, tích hợp nhiều loại máy móc khác nhau: máy trộn bột, máy nhào bột, máy cán bột, máy cắt mì… Chính vì vậy, các cơ sở sản xuất sẽ không cần tốn nhiều chi phí khi đầu tư nhiều loại máy móc khác nhau, rút ngắn được các công đoạn sản xuất, có nhiều thời gian rảnh rỗi được chăm sóc, vun vén hạnh phúc gia đình, dạy dỗ con cái.
Đặc biệt, máy làm mì công nghiệp tại Vinairato có nhiều mức công suất khác nhau, đáp ứng được nhu cầu sản xuất của mọi quy mô cơ sở sản xuất. Tuy nhiên, trước khi chọn mua máy làm mì công nghiệp thì mỗi cơ sở làm mì, bánh canh khô cần phải xác định cụ thể nhu cầu sử dụng, công suất hoạt động tối thiểu của lò. Điều này sẽ giúp bà con lựa chọn được máy làm mì có công suất phù hợp, tránh trường hợp mua máy có công suất quá thấp, hoạt động không hiệu quả.
Tại Vinairato, máy làm mì công nghiệp có các mức công suất: 50Kg/h – 100Kg/h; 150Kg – 180Kg/h; 250Kg – 300Kg/h; 500Kg/h;… Chắc chắn rằng máy làm mì Irato sẽ tạo ra công suất cao hơn gấp nhiều lần so với việc thuê mướn đội ngũ nhân công hàng tháng. Cụ thể, với chiếc máy làm mì công suất 100Kg/h, mỗi ngày, lò bánh canh có thể làm ra được khoảng 900Kg – 1 tấn thành phẩm. Hoặc với máy làm mì công suất 500Kg/h, mỗi ngày lò có thể cung ứng cho thị trường khoảng 5 tấn bánh canh khô, mì sợi, mì tươi hoặc vỏ hoành thánh các loại.
Hơn nữa, về cấu tạo, máy làm mì Irato được làm bằng chất liệu thép cao cấp, không gỉ sét, được kiểm định chất lượng, đảm bảo an toàn thực phẩm, hoạt động bền bỉ, không bị hư vặt.
Video: Máy làm mì, bánh canh khô công suất 5 tấn/ ngày
Bên cạnh đó, việc vận hành máy làm mì rất đơn giản, chỉ cần một người, trải qua hai công đoạn với hai nút bấm là cho ra hàng loạt thành phẩm thơm ngon, đạt chuẩn chất lượng. Điều này sẽ giúp các hộ sản xuất kinh doanh ở địa phương mạnh dạn phát triển món bánh canh đặc sản này, hướng đến thương mại, xuất khẩu.
Video: Vận hành máy làm mì công suất 180Kg/h
Trong thời đại hội nhập kinh tế, các hộ kinh doanh, cơ sở sản xuất bánh canh bột mì, bánh canh khô, sợi cháo canh tươi, mì sợi đầu tư máy móc để cải tiến quy trình sản xuất chính là sự chuyển mình mạnh mẽ của làng nghề truyền thống của Việt Nam, tạo ra hàng loạt cơ hội kinh doanh, vươn lên làm giàu.