Mì ăn liền đã quá quen thuộc với nhiều người, nhưng với chỉ một chút “biến tấu” vô cùng đơn giản chúng ta sẽ có rất nhiều món ăn hấp dẫn được làm nên món mì quen thuộc này đấy!
Với giá thành rẻ, lượng calo lại tương đương với cả một bữa ăn, mì ăn liền trở thành sự lựa chọn của khá nhiều người, nhất là trong những ngày bận rộn hay “túng thiếu”, đặc biệt là giới học sinh sinh viên. Trong đó, cách ăn phổ biến nhất mà ai ai cũng thường áp dụng đó chính là công thức mì + nước sôi, vừa nhanh lại vừa tiện lợi. Để làm đa dạng hơn món mì thường ngày, chúng ta cùng điểm qua một vài “công thức” chế biến mì mới lạ. Hãy cùng Irato tìm hiểu đây là những công thức nào nhé!
Quy trình làm mì ăn liền
Chuẩn bị nguyên liệu
Mì ăn liền được làm từ bột mì, tinh bột, nước, muối hoặc kan sui (hỗn hợp muối kiềm của natri cacbonat, kali cacbonat và natri photphat) và các thành phần khác giúp cải thiện cấu trúc và hương vị của sợi mì. Ngoài ra, có thể phối trộn các loại bột khác với bột mì để tạo ra các loại mì ăn liền khác nhau như bột kiều mạch (10-40%) trong sản xuất mì kiều mạch hay còn gọi là soba. Mì ăn liền Trung Quốc sử dụng kansui, trong khi mì Nhật thì không và mì kiểu Âu thường được làm bằng semolina (là một loại bột mì được xay thô từ lúa mì cứng). Các loại mì phổ biến trên thế giới phải kể đến là mì ăn liền Trung Quốc, Nhật Bản và mì ăn liền kiểu Âu, được làm từ các thành phần cơ bản khác nhau.
Làm ra sợi mì
Chuẩn bị khối bột nhào: Bước đầu tiên trong sản xuất mì đó là quá trình hòa tan muối hoặc kan sui, tinh bột, hương liệu và các thành phần khác (trừ bột mì) vào trong nước. Hỗn hợp này được trộn với bột mì đến khi thu được khối bột nhào có độ dai mong muốn. Sau đó, ủ bột ở điều kiện thích hợp để bột trương nở và ổn định.
Cán bột – cắt sợi – tạo sóng: Khối bột sau đó được đưa qua hai con lăn quay để tạo dạng tấm. Tấm bột tiếp tục được lặp đi lặp lại quá trình này qua hệ thống con lăn với các khoảng cách khác nhau nhằm tạo điều kiện cho mạng lưới gluten phát triển, điều này có ý nghĩa đối với quá trình tạo sợi tiếp theo, ngoài ra cũng giúp cho sợi mì thành phẩm đạt được độ dai mong muốn. Khoảng cách giữa hai con lăn cuối cùng chính là độ dày của sợi mì thành phẩm. Dạng gợn sóng của sợi mì được tạo ra bằng cách cài đặt sao cho tốc độ của băng chuyền chậm hơn so với tốc độ con lăn cắt sợi ở bước trước đó.
Hấp chín: Ngoài ra, sự cản trở bởi các khối kim loại của máy cắt sợi cũng góp phần tạo nên sóng mì. Đôi lúc, người ta sẽ nhúng mì qua một hỗn hợp gia vị lỏng trước khi đem đi cắt định lượng và đúc thành các khối hoặc hình dạng phù hợp với mục đích tiêu dùng. Mì sau đó được đem đi hấp ở 100oC trong 1-5 phút để hồ hóa tinh bột và cải thiện kết cấu của mì.
Làm khô mì (Chiên hoặc Sấy)
Chiên/sấy: Bước tiếp theo ta làm khô mì bằng cách chiên trong dầu (mì ăn liền chiên) hoặc sấy bằng không khí nóng (mì ăn liền không chiên). Chiên mì trong dầu ở 140-160oC trong 1-2 phút làm giảm độ ẩm của mì từ 30-50% ở công đoạn hấp xuống còn khoảng 2-5%. Dầu cọ thường được sử dụng phổ biến ở châu Á, riêng với khu vực Bắc Mỹ hỗn hợp dầu canola, dầu hạt bông và dầu cọ được sử dụng nhiều hơn.
Với phương pháp sấy, mì được giữ trong không khí nóng ở 70-90oC trong 30-40 phút để đạt được độ ẩm 8-12%. Quá trình chiên hay sấy đều giúp cải thiện sự hồ hóa tinh bột và kết cấu xốp của sợi mì. Chiên là phương pháp được ưa thích hơn so với sấy và có đến 80% sản phẩm mì trên thị trường là mì chiên. Nhược điểm của quá trình sấy là sự tiếp xúc không đều của không khí nóng lên bề mặt mì và điều này ảnh hưởng xấu đến kết cấu của mì thành phẩm.
Ngoài ra, mì không chiên cũng đòi hỏi thời gian nấu lâu hơn. Tuy nhiên, nhược điểm của việc chiên là mì thành phẩm sẽ chứa khoảng 15-20% thành phần là dầu (trong khi đó mì chế biến bằng phương pháp sấy, lượng chất béo tối đa chỉ có 3%) do đó dễ bị oxy hóa và hư hỏng hơn. Tuy nhiên, nhà sản xuất có thể sử dụng chất chống oxy hóa để kéo dài thời hạn sử dụng của mì chiên. Mì khô sau đó được làm lạnh nhanh chóng, rồi đem đi kiểm tra độ ẩm, màu sắc, hình dạng và các đặc tính chất lượng khác. Cuối cùng, mì sẽ được đóng gói với các gói gia vị khác nhau.
Đóng gói
Có hai hình thức đóng gói sản phẩm trên thị trường hiện nay bao gồm dạng gói và dạng ly. Hiện nay, mì ăn liền cũng có rất nhiều hương vị khác nhau và phục vụ nhu cầu thị hiếu đa dạng của người tiêu dùng như vị bò, gà, heo, tôm, mì chay,… Mì ăn liền có tính ổn định và có thời hạn sử dụng từ 4 – 6 tháng ở vùng nhiệt đới và 6-12 tháng ở bán cầu Bắc. Chúng có thể dùng được ngay sau khi đun sôi trong nước 1-2 phút hoặc ngâm trong nước nóng trong 3-4 phút.
Công thức làm các món mì làm say đắm lòng người
Ngoài việc pha chế món mì theo cách truyền thống là mì + nước sôi sẽ làm khá nhiều người ngán ngẩm, nhất là trong thời gian Covid – 19 bùng phát nhiều người sử dụng mì khá nhiều. sau đây chúng tôi sẽ gửi đến bạn những món mì độc và lạ giúp bạn thay đổi khẩu vị hằng ngày
Mì thịt nguội và trứng
Thay đổi một chút hương vị bằng cách gia giảm các gói bột gia vị và thêm vào nó thịt nguội, trứng, cà chua, nấm… hay bất cứ món gì bạn thích sẽ làm tô mì của bạn trông hấp dẫn hơn đấy. Khởi đầu tuần mới bằng bát mì thơm ngon này hẳn tâm trạng cũng thoải mái hơn nhiều bạn nhỉ?
Mì sốt cay và phô mai
Bạn thích hương vị cay nồng và béo ngậy? Thêm một chút sốt tương cay và phô mai, điểm thêm một chút rau thơm ở trên, chắc chắn hương vị của bát mì sẽ khiến bạn muốn “chén” ngay lập tức.
Mì gà kiểu Thái
Nếu yêu thích hương vị của các món ăn Thái Lan, bạn có thể biến tấu một chút với bát mì của mình bằng gà xé sợi, bông cải xanh và nấm được xào với một chút nước sốt đậu phộng và hành lá xắt nhỏ là bạn đã có thể “chào tạm biệt” món mì gói nhàm chán thường ngày rồi!
Mì vị bột ớt Hàn Quốc
Một công thức nước sốt vô cùng mới lạ bao gồm nước tương, dầu mè, dấm gạo, mật ong và loại gia vị không thể thiếu là bột ớt Hàn Quốc được trộn đều và xào chung với mì sẽ mang đến hương vị cay nồng nhưng ngon tuyệt cho món mì của bạn.
Mì trộn bông cải xanh và bơ đậu phộng
Bổ sung rau xanh và protein thực vật ngay trong chính món mì là điều không khó như bạn tưởng tượng. Bằng cách cho thêm bông cải xanh vào mì và trộn đều cùng với chút bơ đậu phộng, bạn sẽ thích mê hương vị mì mới lạ này đấy!
Salad mì
Nghe có vẻ lạ quá nhỉ, thế nhưng đây lại là một trong những món ăn vô cùng “thú vị” và ngon miệng. “Thú vị” bởi món này không làm bằng mì nấu chín mà dùng mì sống nghiền vụn và trộn chung cùng một số loại thực phẩm như bắp cải, cà rốt, hành tây, thịt gà… Món này dùng chung với các món chính trong bữa ăn hay dùng để ăn vặt đều rất tuyệt vời đấy!
Mì tôm cay sốt guacamole
Điều đặc của món ăn này chính là lớp nước sốt guacamole béo ngậy phủ trên bề mặt món mì. Nước sốt guacamole được làm từ hỗn hợp sữa dừa, hành lá, rau thơm và nước cốt chanh xay nhuyễn với nhau làm nên hương vị tuyệt vời cho món mì gói thường ngày. Thêm một chút tôm sốt cay, cà chua bi và dưa chuột vào bát mì để có thêm nhiều dưỡng chất hơn nhé!
Mì trộn phô mai và hạt tiêu
Điểm đặc biệt của món mì này chính là nó được trộn chung với rất nhiều phô mai và tiêu đen được xay nhuyễn và làm thành món nước sốt mang hương vị nồng nàn, béo ngậy khó có thể chối từ.
Mì Mi Goreng “tại gia”
Món ăn này cực đơn giản mà hương vị thì vô cùng tuyệt vời. “Điểm nhấn” của món ăn này chính là nó không dùng gia vị mà thay vào đó là món nước sốt được làm từ nước tương, sốt cà chua, dầu mè và hạt tiêu trắng. Đặc biệt, trước khi ăn bạn nên rắc một chút hành phi lên trên và dùng chung mới một lát trứng vừa chín tới, như vậy sẽ làm món ăn thêm tròn vị và thơm ngon hơn.
Salad mì giòn tan
Thêm một biến tấu mới nữa đối với món mì sống quen thuộc của tuổi thơ. Hòa nước tương, dấm gạo, dầu mè, đường vào bơ đun chảy rồi trộn chung một phần với mì gói bẻ vụn. Sau đó, cho hỗn hợp mì vào bát xà lách thái nhỏ và phần nước sốt còn lại vào, trộn đều và thưởng thức.
Mì, cà chua, bơ và dấm
Đây là một biến tấu đơn giản của món “spaghetti mì ăn liền” với “công thức” mì được hòa trộn chung với nước sốt làm từ dầu oliu, dấm, trái bơ thái nhỏ và cà chua bi. Đặc biệt, bạn nhớ đừng quên cho một ít húng quế lên trên trước khi ăn nhé, sẽ rất tuyệt đấy!
Máy làm mì công nghiệp IRATO
IRATO thấu hiểu rất rõ những vấn đề, khó khăn của các cơ sở sản xuất, chúng tôi đã nghiên cứu thành công và cho ra đời máy làm mì tươi công nghiệp, mọi quy trình làm mì sẽ được tự động hóa hoàn toàn, đạt tiêu chuẩn chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm.
Đặc biệt là chỉ với một chiếc máy của IRATO, bạn có thể chế biến nhiều loại sợi, như: mì tươi, mì vàng, mì trứng, mì tôm, mì hoành thánh, mì gạo, bánh canh,…
Thậm chí, máy còn sở hữu tính năng của nhiều loại máy khác nhau: máy trộn bột, máy nhào bột, máy cán bột, máy cắt mì…
Đây là loại máy làm mì tươi chuyên dụng có khả năng sản xuất khối lượng nhiều. Với loại máy làm mì này, các cơ sở làm mì, hộ kinh doanh sẽ tinh gọn và dễ dàng cải tiến quy trình sản xuất từ thủ công sang hiện đại, tiết kiệm thời gian và nâng cao năng suất.
Với sự mức độ tự động hóa cao, đây sẽ là chiếc máy tuyệt vời để làm nên những sợi mì ăn liền dai ngon ưng ý với tốc độ nhanh nhất.
Máy làm sợi mì có thể thay đổi kích thước sợi dễ dàng giúp bạn tạo ra nhiều loại sợi mì ăn liền đa dạng. Những dải mì được tạo ra liên tục không bị dính tạo thẩm mỹ cao cho sản phẩm.
Hương vị mì được bảo toàn vẹn nguyên nên cực kỳ thơm ngon và có màu sắc bắt mắt, bảo đảm được an toàn vệ sinh thực phẩm cho người dùng. Dây chuyền sản xuất này phù hợp cho những đơn vị sản xuất số lượng lớn.
Có nên mua máy làm mì? Máy làm mì có tốt không?
Các thiết bị và máy móc tại Irato được sản xuất bởi những kỹ sư có nhiều năm kinh nghiệm trong nghề. Chúng tôi có 6 năm trong việc nghiên cứu và sản xuất lắp ráp máy tại Mỹ, Nhật Bản, Đài Loan, Hàn Quốc, Singapore…
Bên cạnh đó chúng tôi uy tín trong việc bảo hành, hậu mãi khách hàng sau khi mua sản phẩm. Đặc biệt, hỗ trợ giao hàng trên toàn thế giới.
Khi mua máy làm mì sợi tươi của Irato bạn sẽ được chuyển giao hoàn toàn các công nghệ có liên quan đến máy như: cách vận hành máy, cách làm mì sợi bằng máy, công thức pha bột làm mì,…
Bên cạnh việc mua máy, Irato sẽ chuyển giao toàn bộ công nghệ, cách sử dụng, công thức pha bột cho người mua. Những sản phẩm tặng kèm cùng được giao đầy đủ tận nơi cho quý khách hàng.
Hãy liên hệ đến IRATO để được hỗ trợ vận hành máy trực tiếp và nhận tư vấn kĩ nhất về mọi dòng máy.
Quý khách có nhu cầu tìm hiểu máy làm mì bao nhiêu tiền có thể tới showroom của công ty.
Ngoài ra công ty còn có thêm nhiều dòng máy mì khác, các bạn có thể liên hệ thêm để được tư vấn tốt hơn về những sản phẩm cải tiến mới nhất nhé.
✅ Công Ty TNHH IRATO VIETNAM
? Website: https://vinairato.com
? Địa chỉ: 73B, Lương Trúc Đàm, Phường Hiệp Tân, Quận Tân Phú
☎️HOTLINE: 0936.686.030 (call/zalo/sms)
?Fan page: fb.me/Iratocompany
———————————————–
Công ty TNHH IRATO VIETNAM
✅ Chuyên cung cấp dây chuyền, máy móc sản xuất
✅ Hỗ trợ tư vấn, lắp đặt nhà máy
✅ Hỗ trợ chuyển giao công nghệ sau khi mua máy