Bạn có biết, kinh doanh là một trong những phương pháp làm giàu nhanh chóng nhất. Tuy nhiên, bạn cần phải biết cách kinh doanh sao cho hiệu quả nhất. Ngành ẩm thực là một trong những ngành luôn HOT vì khả năng thu hồi vốn và lợi nhuận cao. Do đó, khởi đầu việc kinh doanh với mô hình quán ăn nhỏ thường được nhiều bạn trẻ ưa chuộng. Nếu bạn đang muốn tham khảo kinh nghiệm kinh doanh quán ăn nhỏ hiệu quả thì hãy cùng tham khảo bài viết này của IRATO nhé!
Chọn lựa lĩnh vực kinh doanh khi mở quán ăn nhỏ
Điều quan trọng nhất khi kinh doanh là xác định được lĩnh vực và hướng đi cụ thể. Để làm được điều này bạn cần phải tìm hiểu, điều tra thị trường, thói quen người tiêu dùng. Nếu bạn chọn kinh doanh quán ăn quy mô nhỏ thì bạn phải tìm được “thị trường ngách”, tạo được ấn tượng trong lòng khách hàng, hoặc bạn đi trước xu hướng của khách hàng.
Để làm được điều đó, bạn phải trả lời được các câu hỏi quan trọng sau đây:
- Thị hiếu ẩm thực hiện nay như thế nào?
- Phân khúc khách hàng mà bạn muốn hướng đến?
- Thói quen và nơi tập trung đông đảo đối tượng khách hàng của bạn như thế nào?
- Những sản phẩm luôn được ưa chuộng nhất hiện nay?
- Kế hoạch kinh doanh của bạn như thế nào?
- Bạn sẽ tiếp cận thị trường và người tiêu dùng như thế nào?
- Nếu bạn kinh doanh sản phẩm đấy thì cần đầu tư những gì?
- Các khoản chi phí gồm những gì?
- Số vốn cần có là bao nhiêu? Số vốn bạn đang có có phù hợp với dự định của bạn không? Và với số tiền này bạn có thể duy trì việc kinh doanh của mình trong bao lâu?
Khi bạn xác định rõ mục tiêu và phương hướng cụ thể thì bạn mới có thể đưa ra được những chiến lược, chiến thuật kinh doanh phù hợp.
Cách tìm nguồn hàng cho quán ăn nhỏ
Điều khác biệt của việc kinh doanh quán ăn nhỏ là vốn ít. Do đó, bạn phải xoay vòng vốn thường xuyên và nguồn nguyên liệu phải rẻ. Bạn có thể nhập mua nguyên liệu ở chợ đầu mối để có giá rẻ hơn nhiều. Tuy nhiên bạn phải có kinh nghiệm chọn lựa hàng hóa ở chợ đầu mối để hạn chế mua nhầm hàng tạp nham.
Ngoài ra, bạn có thể nhập nguyên liệu trực tiếp từ những nơi nuôi trồng: vườn trái cây, vườn rau sạch, ao nuôi cá, lò thịt… để mua được nguyên liệu giá tốt.
Bên cạnh đó, bạn cần phải có kinh nghiệm đàm phán thương lượng giá khi hợp tác lâu dài để nhập hàng ngon, giá tốt hơn.
Ổn định giá bán vào khoảng thời gian lợi nhuận cho phép
Thực tế, đối với những mặt hàng không có mức giá cố định như thực phẩm thì chuyện tăng giá bán đột xuất không là điều xa lạ. Ví như vào dịp trước và trong Tết Nguyên Đán, giá nguyên liệu tăng nên bạn cũng tăng giá theo phong trào. Mặc dù, việc tăng giá bán theo phong trào trong thời gian ngắn sẽ giúp bạn có khoản lợi nhuận tốt hơn, nhưng lại không tốt khi tính đường làm ăn lâu dài. Bởi vì chắc chắn là thực khách sẽ chẳng thích quán ăn thường xuyên tăng giá. Trong tình huống này, thực khách sẽ thấy hoang mang, mất thiện cảm. Thậm chí, nếu giá sản phẩm bạn quá chênh lệch mà chất lượng không tốt thì họ sẽ đến một lần và không bao giờ trở lại!
Việc bình ổn giá bán có thể sẽ khiến bạn hạn chế lợi nhuận trong một khoảng thời gian ngắn nhưng bù lại bạn sẽ tạo được ấn tượng tốt trong lòng khách hàng, giữ chân được khách quen và củng cố thêm niềm tin cho khách mới. Đó là chưa kể, khách quen sẽ giới thiệu bạn bè đến cửa hàng của bạn. Đây chính là sự cam kết chắc chắn nguồn thu nhập về sau.
Mặc dù vậy, bạn cần lưu ý là không nên cố chấp giữ giá mà bán lỗ vốn, chỉ nên giữ bình ổn giá vào 1 khoảng thời gian cho phép. Hãy nhớ cửa hàng bạn nhỏ, vốn ít, tiền xoay vòng vốn luôn cần thiết.
Lập chiến lược tiền bạc cụ thể
Đối với những người mới kinh doanh quán ăn thì chiến lược tài chính chủ đạo sẽ giúp bạn có sự chuẩn bị tối ưu, hạn chế các yếu tố bất ngờ, giảm thiểu rủi ro thất thoát. Tùy vào quy mô của quán và kế hoạch kinh doanh mà xác định số vốn ban đầu của bạn có đủ đáp ứng không hay là phải huy động thêm vốn bên ngoài.
Bên cạnh đó, bạn không thể quên chi phí dự trù để duy trì quán ăn trong một khoảng thời gian nhất định (thường là 6 tháng). Điều này sẽ giúp bạn có sự chủ động hơn khi bắt đầu cho tới khi việc kinh doanh ổn định. Hơn nữa, chi phí này cũng cho phép bạn có khả năng thực hiện các chương trình ưu đãi, quảng bá đến mọi người.
Sau một thời gian kinh doanh, quán có thể thu được lợi nhuận tốt thì bạn hãy nghĩ đến việc đầu tư sử dụng các thiết bị hiện đại chuyên dùng cho quán ăn nhỏ để tiết giảm nhân công lao động, tiết kiệm thời gian, tạo tác phong năng động, chuyên nghiệp, giúp kinh doanh hiệu quả hơn.
Ví dụ như: máy rửa chén mini, máy chiên xào tự động, máy xắt thái rau củ tự động, máy chiết rót nước mắm,… Tùy vào khả năng tài chính và mục đích kinh doanh mà các bạn sẽ có sự đầu tư phù hợp cho quán ăn của mình. Đầu tư máy móc hiện đại, chất lượng để tiết giảm nhân sự dư thừa cũng là cách hay để quán ăn kinh doanh hiệu quả hơn.
Chọn lựa mặt bằng kinh doanh cho quán ăn
Mặt bằng kinh doanh của quán ăn là yếu tố cực kì quan trọng, ảnh hưởng lớn đến sự thành công của việc kinh doanh. Nếu địa điểm kinh doanh thuận lợi sẽ thu hút được sự chú ý của khách hàng và ngược lại. Do đó, khi chọn lựa mặt bằng kinh doanh phải tính toán, xem xét nhiều mặt.
- Giao thông thuận lợi: Xác định địa điểm quán nằm trên khu vực nào? Nơi này có lưu lượng giao thông hằng ngày như thế nào? Có thuận lợi trong việc dừng lại để ghé vào quán hoặc quay đầu xe hay không? Khu vực này có tập trung được đối tượng khách hàng chính mà bạn chọn không? (nơi đây có sẵn thị trường ẩm thực không)?
- Các quán ăn xung quanh: Nắm rõ được điều này thì bạn sẽ tính toán được sự ảnh hưởng, tiên liệu trước rủi ro, cũng như lợi ích trong việc tạo chuỗi liên kết, thị trường tập trung (ví dụ: khu ăn vặt, khu phố ẩm thực Trung Hoa…)
- Những yếu tố ảnh hưởng đến tương lai: thông thường là các vấn đề liên quan đến việc quy hoạch, di dời hoặc mở rộng khu vực trong tương lai. Từ đó, bạn mới có cơ sở để quyết định nên đầu tư ngắn hạn hay lâu dài.
- Những yếu tố khác: tình hình an ninh trật tự, xa hay gần trung tâm đô thị, các lợi thế địa hình ( vị trí đẹp, phong cảnh hữu tình; gần khu du lịch, gần khu tập trung đông dân như chung cư, khu vui chơi, trường học…)
Xác định thực đơn bài bản
Lựa chọn rõ ràng quán ăn sẽ bán gì, cho ai ngay từ khi bắt đầu là một điều cực kì quan trọng. Các quán ăn nhỏ có thể bắt đầu việc lên thực đơn dựa vào lợi thế của chính mình người mở quán, ngân sách, quy mô cửa hàng, khả năng nguồn lực vật chất, chúng ta cũng như sức cạnh tranh của mình trong phân khúc.
Một kế hoạch phổ biến hiện nay là đánh vào thị trường ngách. Theo hướng này, các quán ăn sẽ chỉ tập trung phục vụ một phân đoạn nhỏ của thị trường, hoặc một nhóm người tiêu dùng chắc chắn. Từ đó, nhóm mặt hàng kinh doanh của các quán ăn nhỏ sẽ mang tính đặc thù hóa cao hơn và có khả năng cạnh tranh được trên thị trường.
Thu thập chất lượng dịch vụ
Dù kinh doanh quán ăn nhỏ hay lớn, chất lượng dịch vụ vẫn luôn là một trong các tiêu chí quan trọng quyết định thành quả của quán trong mắt khách hàng. Khi mong muốn về chất lượng phục vụ của toàn bộ mọi người ngày càng cao hơn, các chủ cơ sở kinh doanh quán ăn nhỏ càng cần nhanh nhạy nắm bắt, thấu hiểu và làm ưng ý khách hàng. Có nhiều khi thực khách quyết định quay quay lại mọt quán ăn nào đấy không chỉ vì chất lượng món ăn mà còn bởi sử dụng thử tuyệt vời họ nhận được.
Không chỉ riêng với mô hình kinh doanh quán ăn nhỏ, ngay cả với các nhà hàng lớn, việc xây dựng những kinh nghiệm người tiêu dùng tuyệt vời nhất cũng là một điểm cộng cơ bản, tăng đáng kể sức cạnh tranh trên thị trường.